This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Một số bệnh thường gặp sau khi “vượt cạn”

Niềm hạnh phúc đón nhận một thành viên mới chưa kịp vơi thì người mẹ trẻ phải đối mặt với những căn bệnh mà họ không hề biết sự hiểm nguy luôn cận kề. Vì vậy, bên cạnh công việc chăm sóc cho con trẻ, các bà mẹ hãy lưu ý một số căn bệnh thông thường sau đây, có cách phòng và điều trị đúng để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con.

Bệnh “nứt cổ gà”

Bệnh “nứt cổ gà” thường gặp ở những bà mẹ đang cho con bú. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này là vì cho con bú không đúng cách. Thay vì cho bé ngậm hết quầng vú thì mẹ chỉ cho con mớm hời hợt vào núm vú. Vì thế, mỗi lần bé bú, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây ra hiện tượng “nứt cổ gà”. Biểu hiện ban đầu của bệnh là xuất hiện một hoặc hai vết nứt nhỏ, sau đó tấy đỏ, đau nhức, thậm chí nhiễm trùng, mưng mủ. Nếu không chữa trị kịp thời, vết nứt sẽ lan dài quanh chân núm vú, gây đau đớn cho mẹ và mất vệ sinh cho trẻ. Phòng tránh bệnh này bằng cách cho trẻ bú đúng cách. Hãy kéo bé về phía ngực mình, kích thích bằng cách dùng đầu vú cù vào môi dưới của trẻ để trẻ há miệng to như đang ngáp, lúc này mẹ phải kéo nhanh bé về phía bầu vú. Miệng của bé mở rộng sẽ ngậm hết toàn bộ phần quầng vú và đầu vú.

 Ảnh minh họa
Các sản phụ cũng nên chăm sóc vú bằng các sản phẩm chuyên dụng như: mỡ cừu tinh chế, dầu hướng dương, kem dưỡng  núm vú để tránh bị “nứt cổ gà”. Bên cạnh đó, phải vệ sinh đầu vú thường xuyên bằng cách lau vú bằng nước ấm sau khi cho con bú và tránh để da bị khô nẻ. Không bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch triệt khuẩn trên vùng vú, vì sẽ dẫn đến hiện tượng da khô và nứt núm vú. Hạn chế mặc áo lót để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Việc chữa trị bệnh “nứt cổ gà” cũng khá đơn giản. Trước tiên, cần rửa sạch chỗ đau bằng nước ấm pha muối. Sau đó, lau khô và bôi thuốc tetracyclin, bepanthen, lanolin, fuciort... Các bài thuốc dân gian cũng khá hiệu nghiệm trong việc điều trị bệnh này như bài thuốc rượu hạt gấc. Hãy lấy hạt gấc sao vàng, hạ thổ, tán mịn, ngâm rượu trắng rồi bôi lên chỗ bị đau sẽ có tác dụng sát khuẩn. Hoặc giã nát mồng tơi và một ít muối hạt rồi đắp lên vết thương hoặc dùng lá rau ngót giã nát, vắt lấy nước cốt rồi đắp lên chỗ nứt... Ngoài ra, có thể lau sạch vùng bị đau, chờ đến khô rồi nặn một chút sữa và xoa lên đầu vú rồi để khô, đến tối lại rửa sạch và lại làm như vậy, thực hiện việc này cho đến khi khỏi hẳn. Để tiếp tục duy trì nguồn sữa cho trẻ trong khi điều trị, hãy vắt sữa thường xuyên vào đúng các cữ bú của trẻ. Chỉ đến khi vết thương đã kín miệng và lên da non mới nên cho trẻ bú lại.

Viêm nhũ

Viêm nhũ là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kỳ cho con bú với những triệu chứng bầu vú sưng nóng, sốt, đau mình. Nguyên nhân chính của bệnh này cũng là do trẻ bú mẹ không đúng cách làm trầy da vùng xung quanh núm vú và dẫn đến viêm tuyến sữa. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau sinh; không vệ sinh đầu vú và vắt bỏ sữa thừa khi trẻ không bú hết (sữa đọng gây ôi, tắc và ung nhũ); tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ cung...

Để chữa trị thì cách đơn giản nhất là ngưng cho con bú ở bên viêm, nặn bớt sữa. Sau đó uống kháng sinh (sau khi đã đi khám bác sĩ), bệnh sẽ khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu chỗ viêm da đã thành áp-xe thì nên đi khám. Bác sĩ sẽ rạch vùng áp-xe đủ rộng để lấy hết mủ và để một ống nhựa dẫn mủ chảy ra cho sạch hẳn.

Cơn tetani do hạ canxi máu

Nguyên nhân của việc xuất hiện cơn tetani là do trong quá trình mang thai và cho con bú, một lượng lớn canxi được lấy từ người mẹ sang thai nhi để phát triển hệ thống xương của thai nhi. Quá trình này làm cho nồng độ canxi máu của người mẹ giảm, đặc biệt ở những người mẹ có chế độ ăn không đầy đủ canxi theo nhu cầu (1.500mg/ ngày) hay những người bị bệnh đường tiêu hóa mãn tính. Những người nghén nhiều hay nôn làm mất nước, điện giải và tình trạng kiềm hóa kèm theo tình trạng lo lắng, tạo điều kiện cho cơn tetani xuất hiện. Dấu hiệu báo trước của tình trạng này là sự kích thích quá mức của hệ thống thần kinh - cơ hoặc đi kèm là hiện tượng bị cảm, nặng nề ở tay, chân, vùng quanh miệng. Tiếp theo là hiện tượng co cơ đột ngột, nhất là ở bàn tay và ngón tay (giống hình ảnh bàn tay người đỡ đẻ). Ngoài ra, cũng có thể biểu hiện ở các vị trí khác như ở chân hay ở mặt. Một số trường hợp có kèm với co thắt cơ trơn gây nên tình trạng khó thở do co thắt khí quản hay đau bụng do co thắt cơ trơn ở ruột... Tình trạng này kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Có thể có tình trạng lo lắng, hoảng hốt, mạch nhanh... Khi đi khám, bác sĩ có thể phát hiện được tình trạng co cơ vùng má khi gõ bằng búa phản xạ vùng trước lỗ tai (dấu hiệu Chvostek) hay cơn tetani tái xuất hiện khi yêu cầu bệnh nhân thở nhanh (gây tình trạng kiềm hóa máu do tăng thông khí). Xét nghiệm máu trong cơn sẽ thấy canxi máu giảm nhưng đôi khi có những trường hợp canxi máu không giảm.

Để phòng tránh và điều trị chứng bệnh này thì lời khuyên trước tiên là nên bổ sung canxi (1.000 - 1.500mg/ ngày) và vitamin D. Có thể bổ sung bằng các thức ăn giàu canxi (cua, cá, thịt...) và phơi nắng để tăng tổng hợp vitamin D từ da. Các triệu chứng của cơn tétani sẽ hết đi nhanh nếu được tiêm tĩnh mạch dung dịch canxi (thường dùng 500 - 1.000mg dung dịch canxi clorua).

Một điều lưu ý các bà mẹ là không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị các chứng bệnh xương khớp trong thời kỳ thai nghén và cho con bú. Khi dùng thuốc phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, để tránh những hậu quả không mong muốn cho cả mẹ và con.

BS. THU PHƯƠNG

Cách phát hiện sớm ung thư vú

Tại Việt Nam, số ca ung thư vú nhiều thứ hai sau ung thư cổ tử cung. Ung thư vú là nỗi lo ngại của phụ nữ khắp nơi. Nếu phụ nữ tìm ra ung thư sớm thì điều trị cũng hiệu quả hơn và có nhiều hy vọng kéo dài cuộc sống.

Một trường hợp điển hình

Bà N.T.H., 57 tuổi nhà ở quận Tân Bình, TP.HCM, vừa về hưu được 2 năm, tưởng được tận hưởng niềm vui với con cháu sau nhiều năm vất vả làm việc, thì nghe tin chẳng lành: u vú nghi ngờ ung thư. Bà rất lo lắng, mất ăn mất ngủ vì điều này.

Bà H. cho biết, 1 tháng nay, trong lúc bà tắm, kỳ cọ người thì rờ thấy được một khối u rất nhỏ, kích cỡ như một hạt đậu phộng, nó không gây đau gì cả, ăn ngủ thì bình thường. Bà chủ quan bỏ qua điều này, càng ngày nó càng to ra với kích thước 2,5 x 2,5cm lúc đó bà mới tâm sự với con gái, và được con gái khuyên nên đi khám ngay.

Đến bệnh viện khám, bà H. được cho làm các xét nghiệm như: chụp nhũ ảnh, siêu âm ngực và làm xét nghiệm FNA, đây là xét nghiệm chọc hút khối u bằng kim nhỏ nhằm tìm tế bào ung thư. Kết quả bà bị u vú và đang nghi ngờ ung thư. Để xác định u ác tính hay lành tính, bà H. phải chờ thêm một lần nữa là vào phòng mổ, để bác sĩ mổ cắt trọn khối u đi, khối u này sẽ được đem đi làm sinh thiết trọn khối, có kết quả sinh thiết sẽ biết là u ác tính hay lành tính. Nếu kết quả sinh thiết là ác tính thì bà H. sẽ tiếp tục mổ lần 2, ở lần này bà sẽ được bác sĩ đoạn nhũ tận gốc và nạo hạch. Cuối cùng, bà nhận được “tin dữ” là u ác tính. Vậy là bà lên bàn mổ lần hai.

Phát hiện dấu hiệu ung thư vú

Phụ nữ trên 30 tuổi, hễ sờ nắn trong vú thấy có một cục hoặc một chỗ dày lên ở trong vú hay ở trong nách. Phát hiện có sự thay đổi hình dáng của vú, chất dịch tiết ra ở núm vú hoặc núm vú thụt vào, thay đổi ở da vú, quầng vú, núm vú (đỏ, sưng, ngứa). Dù cái cục đó không gây đau hoặc hơi đau, thì cũng nên đi khám ngay. Cách phát hiện u cục rất đơn giản, đó là phương pháp tự khám vú hàng tháng bằng tay. Tự khám sau sạch kinh hoặc cùng ngày mỗi tháng (nếu đã mãn kinh), các chị có thể làm như sau:

Ở tư thế nằm: nằm ngửa, để một gối đệm dưới vai phải. Dùng 3 ngón tay giữa tay trái để khám vú phải bằng cách ấn nhẹ, vừa và mạnh xuống theo vòng tròn, tránh không nhấc các ngón tay khỏi da. Di chuyển theo hình vòng tròn từ trên xuống dưới. Cảm nhận sự thay đổi của vú, sờ vùng trên và dưới xương đòn và trong vùng nách của bạn. Tương tự dùng tay phải khám cho vú trái.

Khám trước gương: đặt 2 bàn tay ra sau đầu hoặc chống 2 tay bên hông. Kiểm tra xem có bất thường nào ở cả 2 bên vú: tiết dịch, sự co kéo, lõm da hoặc núm vú hay bất cứ sự thay đổi nào của bề mặt da. Bóp nhẹ núm vú xem có tiết dịch hay không.

Khám trong lúc tắm: giơ cánh tay phải, bàn tay phải ở phía sau gáy. Dùng các ngón tay khép lại của bàn tay trái sờ các phần của tuyến vú phải. Sờ nhẹ nhàng, kỹ lưỡng để phát hiện khối u hoặc những thay đổi dưới da. Tiếp tục thực hiện như vậy với vú bên trái.

BS. TRẦN MẠNH HÀ

Chúng ta không thay đổi được các rủi ro do di truyền hoặc gia đình, tuổi tác nhưng ta có thể thay đổi được nếp sống để giảm nguy cơ ung thư như:

- Ngưng thuốc lá, vận động cơ thể nhiều lần mỗi tuần, hạn chế uống rượu. Giới hạn thịt đỏ, giảm mỡ động vật dưới 30%, ăn nhiều rau, trái cây có chất xơ. Giảm cân nếu quá mập, nhất là sau thời kỳ mãn kinh. Nếu định có con, nên có con sớm và cho con bú sữa mẹ trong nhiều tháng. Tự khám nhũ hoa hàng tháng, chụp nhũ ảnh hàng năm nếu trên 40 tuổi.

- Nếu có thân nhân gần bị ung thư vú thì nên khám tổng quát thường xuyên hơn.

 

Lạm dụng có thể gây vô sinh

Hút điều hòa kinh nguyệt (HĐHKN) (hút thai sớm) là phương pháp đình chỉ thai nghén ngoài ý muốn. Trên thực tế rất nhiều phụ nữ lựa chọn phương pháp này vì đây là thủ thuật đơn giản, không gây đau đớn nhiều. Tuy nhiên cũng chính vì thế mà việc lạm dụng HĐHKN diễn ra rất phổ biến mà phần lớn trong số đó thường thiếu thông tin về những biến chứng của HĐHKN như.

Không nên hút điều hòa kinh nguyệt nhiều lần khi chưa có con. Ảnh có tính minh họa
HĐHKN là thủ thuật dùng bơm hút áp lực chân không cho người chậm kinh dưới 14 ngày, bất kể có thai hay không có thai. Thực tế thì có đến 80% trường hợp HĐHKN là có thai. Đối với người rối loạn kinh nguyệt, do hàng tháng niêm mạc trong tử cung bong không tự nhiên, thủ thuật này sẽ hút hết những mảng niêm mạc tử cung và tạo ra một vòng kinh mới. Tuy là một thủ thuật đơn giản nhưng vẫn có một tỷ lệ bị sót rau gây chảy máu kéo dài, khiến buồng tử cung bị viêm nhiễm do nhiễm khuẩn. Mặt khác, dù có được vô khuẩn thật tốt thì vẫn phải đưa ống hút qua nên vi khuẩn ở cổ tử cung có thể vào buồng tử cung gây nhiễm khuẩn. Các chất dịch trong buồng tử cung bao gồm máu, thanh dịch, niêm mạc, những mảnh vụn nhỏ của tổ chức phôi thai bị phân hủy... tạo thành một môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển, gây viêm niêm mạc tử cung. Sự viêm nhiễm này lan tỏa lên vòi trứng gây hẹp hoặc tắc, dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, việc hút thai vẫn có thể làm thủng tử cung, thậm chí có thể làm thủng ruột hoặc rách bàng quang.

Mục đích của kỹ thuật này là phá thai sớm, chứ không phải làm cho kinh nguyệt điều hòa lại. Tuy nhiên, thuật ngữ này đã bị nhiều người hiểu sai và dẫn đến lạm dụng. Có rất nhiều phụ nữ, đặc biệt ở các phụ nữ chưa lập gia đình đã lựa chọn phương pháp này nhiều lần, trong số đó có nhiều người vì muốn giấu giếm hoặc xấu hổ đã thực hiện việc này tại các phòng khám không đủ điều kiện về trang thiết bị cũng như kỹ thuật thực hiện dẫn đến gia tăng tỷ lệ biến chứng lên gấp nhiều lần.

Lời khuyên của các bác sĩ là không nên hút điều hòa kinh nguyệt nhiều lần khi chưa có con, vì sự viêm nhiễm sinh dục có thể xảy ra âm ỉ, lâu dài gây viêm làm tắc ống dẫn trứng dẫn đến vô sinh. Khi đó việc điều trị vô sinh do tắc ống dẫn trứng sẽ vô cùng phức tạp và tốn kém, hiệu quả điều trị không chắc chắn. Do đó các cặp vợ chồng chưa muốn có con, hoặc những người chưa lập gia đình nếu có quan hệ tình dục cần phải sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại để tránh có thai ngoài ý muốn. Nếu khi bắt buộc phải sử dụng phương pháp này cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn và được thực hiện thủ thuật an toàn và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ  Thu Lan

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu

Khi mang thai, do khối lượng tử cung lớn dần chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản... gây ra sự ứ đọng nước tiểu - yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn (chủ yếu là vi khuẩn E.coli) phát triển. Các vi khuẩn này từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo, nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Vi khuẩn tiếp tục di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang, và cuối cùng lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận - bể thận cấp.

Những thể nhiễm khuẩn tiết niệu:

Nhiễm khuẩn thường: Thường không có triệu chứng lâm sàng. Kết quả xét nghiệm nước tiểu ở hai lần riêng biệt cho thấy có ít nhất 100.000 vi khuẩn/1ml nước tiểu. Bệnh có thể gây biến chứng viêm thận - bể thận cấp với tỷ lệ khá cao nếu không được điều trị kịp thời.

Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (viêm bàng quang cấp): Thai phụ đái buốt, đái rắt, nước tiểu sẫm màu, có khi đái ra máu ở cuối bãi, cảm giác nóng bỏng và rát khi đái, không sốt, nguời mệt mỏi. Khi làm xét nghiệm nước tiểu phát hiện protein âm tính. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận - bể thận cấp.

 Ảnh minh họa.
Nhiễm khuẩn tiết niệu cao (viêm thận - bể thận cấp):  Người bệnh sốt cao 39 - 40oC, mạch đập nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng (đặc biệt là bên phải), buồn nôn và nôn, nhức đầu, đái buốt, đái rắt, phù toàn thân nhanh, có khi choáng do urê huyết tăng, rối loạn chức năng thận dẫn đến suy thận cấp. Ngoài ra, có thể bị suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp... Đây là thể bệnh nặng nhất, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Viêm cầu thận cấp: Thai phụ bị phù toàn thân, phù trắng ấn lõm, cân nặng tăng nhanh (2kg/tuần), tăng huyết áp, tiểu ít, nhức đầu có khi mờ mắt, xét nghiệm nước tiểu có albumin niệu. Những triệu chứng này có thể rất dễ nhầm với tiền sản giật.

Suy thận cấp: Người phù, tiểu ít, xét nghiệm có urê máu, creatinin trong huyết thanh tăng cao. Bệnh có thể gây sảy thai, trẻ đẻ nhẹ cân, non tháng hay thai chết lưu. Nguyên nhân có thể do thận thiếu máu nuôi dưỡng, thường xảy ra trong trường hợp mẹ bị băng huyết, mất nước, rau bong non, nhiễm khuẩn huyết.

Phòng bệnh: Khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần. Vệ sinh sinh dục hằng ngày, không nên nhịn tiểu. Uống nhiều nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu. Khi thấy hiện tượng bất thường tiểu ít, đái buốt, đái rắt, người mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác.

BS. Thu Lan

Tăng cân trong thai kỳ

Tôi năm nay 26 tuổi, đang mang thai lần đầu, tôi xin hỏi mức tăng cân chuẩn là bao nhiêu để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi?

Mức tăng cân của bà mẹ mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh. Chỉ số này thấp dẫn đến nguy cơ sinh con cân nặng dưới 2.500g (sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai).

Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng từ 10 - 12kg. Trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4 - 5kg và 3 tháng cuối tăng 5 - 6kg.

Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm.

Tăng cân quá mức cũng không tốt. Nếu trong 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp. Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời.

Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai là 2.550 kcal, nhiều hơn khi không có thai 350 kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình, bà mẹ có thể ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 kcal) hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa…

BS. LAN HƯƠNG

Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm?

Phụ nữ có thai nhất là trong 3 tháng đầu rất hay bị viêm họng, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do thay đổi nội tiết trong lúc mang thai làm cho sức đề kháng của niêm mạc mũi họng giảm, mặt khác niêm mạc họng của phụ nữ có thai rất dễ bị viêm với bản thân vi khuẩn hoặc virut sẵn có tại chỗ hoặc rất dễ bị lây từ người khác. Đặc biệt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt làm gia tăng và nặng bệnh hơn.

Căn nguyên gây viêm họng ở phụ nữ mang thai có đặc điểm gì?

Cũng giống với nguyên nhân gây viêm họng nói chung: viêm họng do virut (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh); viêm họng do vi khuẩn: thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, liên cầu...; viêm họng do nấm vì có tới 70% các trường hợp nấm tồn tại thường xuyên trong niêm mạc mũi họng do bụi hít phải từ môi trường bên ngoài; viêm họng do viêm dị ứng. Ngoài ra, viêm họng do trào ngược dịch dạ dày thực quản lên vùng mũi họng, rất hay gặp ở phụ nữ có thai do lúc này áp lực ổ bụng thay đổi làm cho hiện tượng trào ngược ngày một nặng, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho 70% số phụ nữ có thai bị viêm họng.

Một số yếu tố thuận lợi dễ làm cho phụ nữ có thai dễ bị viêm họng hơn nếu họ làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố vật lý hoá học độc hại, bụi bẩn (xưởng dệt may...).

Trường hợp phụ nữ có thai bị viêm mũi họng, đặc biệt lưu ý với một số loại virut có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi như virut cúm, Rubella - virut... những virut này có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, điếc câm bẩm sinh. Trẻ sinh ra dễ bị viêm phổi. Tuy nhiên, tỷ lệ viêm họng thực sự do các virut này là rất hiếm chỉ có 0,0001% số bà mẹ mang thai.

       Rất nhiều phụ nữ có thai sử dụng thuốc ngậm tại chỗ cho rằng thuốc chỉ tác dụng lên vùng họng để giảm viêm mà không có tác dụng phụ mà không biết bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú bởi dù là thuốc dùng tại chỗ song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thụ vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ.

Phụ nữ có thai thường mắc viêm mũi họng cấp thông thường

Biểu hiện bệnh rất rầm rộ. Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người (virut). Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt, môi khô, lưỡi bẩn (vi khuẩn). Kèm theo là cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai. Ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm. Có thể kèm theo khàn tiếng (nếu quá trình viêm lan xuống họng thanh quản).

Khám họng niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết. Nếu do vi khuẩn trên niêm mạc họng và amidan sẽ có giả mạc màu trắng hoặc vàng xám bao phủ.

Xét nghiệm dịch tiết tại họng: quệt dịch họng soi tươi, nuôi cấy vi khuẩn, tìm nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị viêm họng ở phụ nữ mang thai cần chú ý:

Điều trị tốt nhất là lấy dịch họng đem nuôi cấy xác định loại vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Nếu viêm họng do vi khuẩn phải điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc an toàn nhất cho phụ nữ có thai là b lactam. Việc điều trị này phải tuyệt đối tuân thủ theo bác sĩ. Đối với các trường hợp viêm họng do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: sốt, ho, đau họng... 

Thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng là nhóm thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu có thể gây quái thai và trong 3 tháng cuối lại dễ gây các rối loạn ở phổi, liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai trong tử cung, có thể kéo dài thời gian mang thai và làm chậm quá trình chuyển dạ. Có thể sử dụng được thuốc hạ sốt, giảm đau dẫn xuất anilin như paracetamol. Thuốc ho chỉ sử dụng khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng tới thai như sảy thai...

Với phụ nữ có thai, bên cạnh việc điều trị kháng sinh thường kết hợp với sát khuẩn vùng họng bằng nước muối sinh lý ngậm, súc họng với dung dịch kiềm loãng. Khí dung mũi họng theo chỉ định bằng tinh dầu bạc hà, thuốc kháng sinh, chống viêm dạng hoà tan. Đắp khăn nóng vào hai bên cổ. Điều trị bằng những vị thuốc nam như cây xạ can (rẻ quạt). Xạ can được dùng theo cách ngậm lá tươi hoặc ngậm viên nén làm từ củ xạ can.

ThS. Phạm Bích Đào

Mang thai có tập thể dục được không?

Bên cạnh những biện pháp về giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh hoạt, chế độ ăn uống, lao động và nghỉ ngơi hợp lý, thì việc tập luyện thể dục góp phần rất lớn để cho “mẹ tròn con vuông”.

Luyện tập thể dục - biện pháp tích cực

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh: những người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên khi có thai ít mắc chứng giãn tĩnh mạch chân, đau đầu, cao huyết áp, phù… Thời gian sinh mau hơn và ít xảy ra tai biến khi sinh.

 Thể dục trong thai kỳ gíúp cho sản phụ có thêm sức khỏe.
Sức khỏe của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của người mẹ. Trong khi có mang, không những nhu cầu về các chất dinh dưỡng, về sinh tố tăng hơn lúc bình thường mà cả nhu cầu về oxy cũng lớn hơn. Thai nhi rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy. Vì một lý do nào đó, người mẹ thở yếu hay khó thở, máu cung cấp tới thai nhi giảm sút, lập tức ta thấy thai “máy đạp” nhiều hơn. Đây chính là dấu hiệu “kêu đói oxy” của thai nhi. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai và đến sức khỏe của đứa trẻ khi ra đời.

Luyện tập thể dục trong thời kỳ có thai là một biện pháp tích cực để nâng cao sức khỏe của người mẹ chuẩn bị thể lực cho việc sinh đẻ dễ dàng và an toàn, đồng thời thông qua mẹ, bồi dưỡng sức khỏe cho thai nhi.

Tập sao cho tốt?

Trong 3 tháng đầu, thai còn chưa bám chắc vào thành tử cung, việc tập luyện phải hết sức nhẹ nhàng. Nên tập những động tác thể dục phát triển, củng cố các cơ tham gia vào quá trình sinh đẻ như: các cơ đáy chậu, cơ thành bụng, cơ lưng và tăng tính di động các khớp khung xương chậu. Trong thời gian có thai, phải nghỉ hẳn các hình thức tập luyện có tính chất thể thao, nhất là không được thi đấu.

Từ tháng thứ 7 trở đi, việc tập luyện phải hết sức thận trọng, vì lúc này thai đã lớn. Tập luyện quá sức hay gây chấn động cơ thể mạnh dễ làm động thai dẫn đến sinh non.

Từ tháng thứ 4 - 7 có thể tập bơi, bơi với tốc độ chậm, động tác khoan thai. Tốt nhất là bơi ếch. Bơi là một hình thức vận động toàn diện, trong đó các cơ tham gia trực tiếp vào quá trình sinh đẻ được củng cố, khi bơi, hoạt động chân tay thường kết hợp một cách tự nhiên với thở, cơ thể được tiếp xúc với không khí với nước, toàn thân như được xoa bóp nhẹ nhàng, khí huyết lưu thông tác dụng rất tốt đến sức khỏe. Không nên bơi lâu, mỗi lần tập không quá 20 phút. Không bơi ở hồ, ao nước tù, bẩn, trong các loại nước đó có nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh. Tuyệt đối không được nhảy xuống nước. Ngoài luyện tập thể dục, hàng ngày nên đi dạo ở những nơi thoáng mát và không khí trong lành. Không nên đi xa, nên đi từng đoạn đường ngắn, ngồi nghỉ, sau đó lại tiếp tục đi.

Việc tập luyện phải tùy theo sức khỏe và tình trạng thai nghén của mỗi người. Bất cứ một sự thay đổi nào dù nhỏ nhất về sức khỏe, cũng phải hỏi ý kiến thầy thuốc sản, phụ khoa và thầy thuốc y học thể dục thể thao. Phải chấp hành nghiêm ngặt lịch khám thai.

BS. ANH ĐỨC

Một số trường hợp không nên tập luyện thể dục trong thời gian thai nghén:

- Khi có nhiễm độc do thai nghén.

- Bệnh tim mạch ở giai đoạn mất bù.

- Bệnh lao phổi ở thời kỳ tiến triển.

- Nhiễm trùng cấp tính.

- Bệnh thần kinh.

- Chảy máu khi có thai.

- Đa ối.

- Viêm sinh dục.

- Có những cơn đau bụng sau mỗi lần tập thể dục.

Những trường hợp bệnh lý khác nên hỏi ý kiến thầy thuốc.